Ngành công nghiệp Buôn bán lông thú

Lông thú được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thời trang, người ta giết mổ hàng triệu con vật để làm áo khoác, khăn và các sản phẩm khác để lấy da và lông phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người. Theo thống kê của các Tổ chức phi chính phủ về bảo tồn môi trường thì có hàng triệu động vật hoang dã bị giết hại để nhằm cung cấp da, lông cho ngành công nghiệp thời trang, như loài sơn dương, trên khắp thế giới chỉ còn khoảng 75.000-100.000 con ở Tây Tạng, bộ da của sơn dương được bán trên thị trường chợ đen để làm áo lông thú quý giá mà phải cần đến bốn con sơn dương mới may được một cái áo choàng có giá bán từ 700-3.500 euro. Lông và da động vật được coi là một trong những nguyên vật liệu quyền uy nhất của ngành công nghiệp thời trang. Không những có giá trị cao mà nó còn đem tới vẻ sang trọng, vương giả cho người mặc[4].

Ước tính có hơn 1 tỉ động vật bị giết hàng năm để đáp ứng nhu cầu về lông thú. Có nhiều loài động vật được sử dụng trong ngành công nghiệp này, bao gồm chồn, cáo, chó nhà, mèo, hải ly nhưng thỏ là loài bị giết nhiều nhất mỗi năm. Hàng năm, có hàng triệu động vật hoang dã bao gồm mèo, cáo, bị bẫy bằng những chiếc bẫy chân bằng thép, bẫy bóp thân, và bẫy dây (móc vào cổ) gây ra sự đau đớn, chịu đựng cho động vật. Bẫy được sử dụng để bắt động vật hoang dã về cho ngành công nghiệp buôn bán da, lông thú. Nhưng để đáp ứng được nhu cầu ngay càng lớn, ngành công nghiệp này hiện nay đang dựa vào các trang trại động vật nuôi và động vật hoang dã để sản xuất phần lớn lông cho thế giới. Ước tính 85% lông thú hiện này đến từ các trang trại công nghiệp trên khắp thế giới, và ước tính 80% việc sản xuất lông thú được thực hiện ở Trung Quốc nơi lao động rẻ và không có luật nghiêm khắc liên quan đến sản xuất đã gây ra sự đau đớn của hàng chục triệu con vật mỗi năm.